TIN TỨC SỰ KIỆN
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021
 

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN

 

Số:  22/KH-THPTPX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021

 


Căn cứ công văn số: 5812/BGDĐT-GDTCHSSV ngày 21/12/2018  của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường;

Thực hiện Kế hoạch số: 16/KH-THPTPX , ngày 10 tháng 9 năm 2020 của trường THPT Phú Xuân về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021;

Trường THPT Phú Xuân  xây dựng kế hoạch phòng, chống BLHĐ (bạo lực học đường) năm học 2020-2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1.  Mục đích.

- Nâng cao trách nhiệm của Ban lãnh đạo quản lý đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ sống, lao động, học tập, làm việc theo pháp luật.

- Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

-  Kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.

-  Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Sở Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.

- Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP.

1.     Công tác tham mưu, chỉ đạo:

Căn cứ các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình hành động của Trung ương Đảng, QH và CP; các kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng chống BLHĐ, cụ thể:

- Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự ATGT, PCCC, PCTP và MT giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 2361/QĐ-TTg của Thủ thướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020”;

- Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDDT ngày 28/8/2015 về hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH, đầu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục;

- Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phòng, chống BLHĐ;

- Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT về ban hành chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông và GDTX giai đoạn 2017-2021;

2. Những giải pháp:

Giải pháp chung:

a.     Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống BLHĐ

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để nâng cao ý thức, nhận thức chấp hành pháp luật của người học, CBQL, nhà giáo, nhân viên tại đơn vị; gia đình người học và cộng đồng về tác hại, nguy hiểm, hậu quả của BLHĐ, từ đó có trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, và ngăn ngừa…

- Tuyên truyền thi đua, gương người tốt, việc tốt trong đơn vị; gương điển hình về phòng, chống BLHĐ trong người học, CB-GV-NV, gia đình người học, cộng đồng… trên các phương tiện thông tin của đơn vị và địa phương.

- Đa dạng hóa bằng nhiều hình thức tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền.

b. Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống BLHĐ vào các hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh

- Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, chuẩn mực con người mới theo Chương trình GDPT mới.

- Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, KNS, chấp hành PL, phòng, chống BLHĐ vào chương trình, các môn học trong và ngoài nhà trường.

- Giáo dục và trang bị kiến thức về phòng, chống BLHĐ cho người học, CBQL, GV-NV nhà trường.

- Đa dạng hóa hình thức vận động phù hợp với tâm sinh lý HS; tăng cường hoạt động ngoài trời, tập thể, giao lưu, VN và TDTT lành mạnh…

c. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục

- Xây dựng và triển khai hiệu quả “Quy tắc ứng xử văn hóa” trong nhà trường theo các văn bản quy định; cam kết thực hiện tốt về “Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục”

- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn người học trong nhà trường

- Tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể có tính cộng đồng, xã hội ở địa phương.

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực, đảm bảo tính giáo dục cao, không để xảy ra tình trạng BLHĐ.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu… để học sinh, CB-GV-NV, phụ huynh bày tỏ ý kiến, góp sáng kiến, nguyện vọng xoay quanh vấn đề trên.

- Tổ chức công khai các thông tin hoạt động giáo dục; Tổ chức kam kết, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và địa phương trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng/chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục.

d. Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của CBQL, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục.

- Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phối hợp với đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng trên.

- Tổ chức đánh giá thường xuyên đội ngũ nhằm ngăn ngừa vấn đề suy thoái đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật, hành vi bạo lực người học.

- Tổ chức mở chuyên đề về nâng cao đạo đức nhà giáo, ngăn chặn hành vi bạo lực người học; dự các lớp tập huấn (nếu có) của cấp trên tổ chức đầy đủ.

e. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội

- Phát huy vai trò của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái theo luật định; cam kết với nhà trường về nội dung trên.

- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương về khâu tuyên truyền giáo dục và xử lý; phối hợp công an phường Tân An về giữ gìn ANTT cổng trường và xử lý vấn đề khi xảy ra đúng quy trình PL.

f. Công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin, xử lý về BLHĐ

- Kiểm tra, giám sát thông qua KH, các văn bản quy phạm pháp luật của ngành; phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm liên quan trong cơ sở giáo dục.

- Thiết  lập các kênh thông tin, đường dây nóng, thông tin liên lạc… nhằm xử lý kịp thời, có hiệu quả, đúng quy trình PL quy định khi có sự cố.

Giải pháp cụ thể

1. Triển khai kế hoạch đến toàn thể CB-GV-NV, học sinh, cha mẹ HS; các ban ngành đoàn thể của địa phương.

2. Tổ chức cho từng học sinh, từng tập thể lớp ký cam kết, giao ước thi đua không vi phạm các hành vi đánh nhau, vô lễ với nhà giáo, gây mất đoàn kết nội bộ. Nội dung ký kết của học sinh phải được phụ huynh học sinh xác nhận.

3. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đề án phòng chống bạo lực học đường, trong đó chú trọng các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại trường học.

4. Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến bạo lực học đường; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.

5. Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực 24/24 giữ gìn tài sản và tham gia ngăn

chặn bạo lực học đường. Đội Thanh niên xung kích của trường.

6. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, BCH Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, đội sao đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và bạo lực học đường nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.

7. Bổ sung KH giáo dục có lồng ghép về nội dung tuyên truyền phòng, chống bạo lực trường học (KH dạy học và KH giáo dục khác).

8. Tổ chức các hoạt động như: Tổ chức tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện, tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt theo từng loại hình.

9. Thiết lập đường dây nóng của Đoàn, bảo vệ, GVCN lớp, VP; đội sao đỏ… số điện thoại của cha mẹ HS để liên lạc; công an phường Tân An…

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Đối với Hiệu trưởng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

-  Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.

- Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.

- Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đoàn TNCS HCM, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp của năm học 2020-2021.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CB-GV-NV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong những ngày kỷ niệm…

- Xây dựng quy chế phối hợp với gia đình người học, chính quyền địa phương.

- Tổ chức các kênh thông tin để thu thập, xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề bên trong và ngoài nhà trường.

2. Đối với cán bộ giáo viên.

- Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.

- Cùng với lãnh đạo trường, đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể cho học sinh tham gia cùng học sinh.

-  Giảng dạy lồng ghép các môn học theo chương trình theo quy định.

- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để  phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.

- Cùng tham gia tuyên truyền giáo dục cho CB-GV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.

- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội.

- Thường xuyên báo cáo vụ việc kịp thời với nhà trường (nếu thấy bất thường trong đồng nghiệp hoặc của HS).

3. Đối với học sinh.

- Tuyên truyền cho học sinh thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.

- Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về ATGT;

- Tổ chức cho học sinh và PHHS kí cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.

- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.

- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm các tệ nạn xã hội.

- Tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm bổ ích, các hoạt động GDNGLL, hoạt động tập thể khác do lớp hoặc nhà trường tổ chức.

- Phát hiện, tố giác, báo cáo kịp thời khi thấy các dấu hiệu vi phạm của HS khác với nhà trường, công an, địa phương…

4. Các đoàn thể phối hợp.

 * Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Thường xuyên giáo dục dưới cờ đầu tuần nội dung trên.

- Phối hợp với công an phường Tân An  ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
          - Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho học sinh sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.

- Duy trì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục của đội sao đỏ.

- Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.

- Quán triệt đến học sinh ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông; đi hàng 2, 3 trên đường.

- Phối hợp tổ chức cho học sinh tuyên truyền phòng chống ma túy, thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.

- Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng đội sao đỏ, kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường  trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công
tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuôn viên của trường.

- Phối hợp với công an địa phương để nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh.

- Xây dựng “Đường dây nóng” của Đội viên để phát hiện “điểm nóng”, vụ việc “nóng” có thể gây tác hại, xảy ra bạo lực, vi phạm PL… trong học sinh.

- Báo cáo kết quả khi họp giao ban đầu tuần.

*  Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

- Nắm bắt, theo dõi tình hình HS lớp hàng buổi (chú ý các em đã phân loại có nguy cơ báo cáo với trường), xử lý các phát sinh của HS không để kéo dài; liên hệ chặt chẽ với phụ huynh hàng tuần/ cuối tháng, với Giám thị và BCH Đoàn trường về lớp mình.

- Triển khai đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt lớp. Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng học sinh. Đối với học sinh cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể.

- Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ học sinh thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý học sinh.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng học sinh.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của học sinh xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức học sinh như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội hoặc phim ảnh đồi trụy …

- Phối hợp với Đoàn TNCS HCM tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo
sân chơi lành mạnh, thu hút, lôi kéo được học sinh tham gia.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường năm học 2020-2021 của trường THPT Phú Xuân.

 

Nơi nhận:

 Tổ chuyên môn, Tổ VP (để thực hiện);

- Đoàn trường (để thực hiện);

- Giám thị (để thực hiện);

- Lưu: VT. 

 

 

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký) 

 

 

                     

                      Phạm Thị Kim Thoa

 

Trường THPT Phú Xuân
Địa chỉ: 08 Nguyễn Hữu Thọ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại : 02623.954.077
Thiết kế bởi trung tâm Công nghệ và Dịch vụ nội dung - Viễn thông Đắk Lắk
Địa chỉ: 06 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột. Điện thoại : 05003845678