NGỮ VĂN
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 11
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG
THPT PHÚ XUÂN
KỲ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (8,0 điểm):
“Giữa
một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm
hoa thật rực rỡ.”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc
phân tích bài thơ “Tự tình”(II) của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 11
A.
HƯỚNG DẪN CHUNG
- Cần nắm bắt được nội dung trình bày
của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần
chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có
cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.
B.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (8
điểm):
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
I- Yêu cầu về hình thức và kĩ
năng:
- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn
nghị luận xã hội: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy
động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân…để
bảo vệ cho lập luận của mình.
-
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
|
|
II- Yêu cầu về nội dung:
Cần
hiểu đúng ý tưởng của các câu trích; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng
thực tế để bảo vệ cho lập luận của
mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là cách
hiểu và cách bàn luận phải xuất
phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập
luận.
Bài làm cần thiết
đảm bảo định hướng chính sau:
|
|
1/ Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
|
0.5
|
2/ Thân
bài:
|
7.0
|
a. Giải thích:
- Hình
ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi
trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó
sinh sôi, phát triển.
- Hình
ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là
loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý.
- Hình
ảnh “cây hoa dại vẫn mọc
lên và nở hoa”: Cây hoa
dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh,
vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả
đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt.
=> Câu nói mượn
hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến
đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị
lực vươn lên trong cuộc sống.
|
1.0
|
b.
Phân tích - chứng minh:
- Ý 1:
Hiện tượng tự nhiên: “Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa
dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.”
+ Nơi sa mạc nóng bỏng, cây
xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình dưới xù xì gai
nhọn.
+ Ở cánh đồng băng Nam Cực,
các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có những đám địa
y.
=>
Hiện tượng trên, ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh
mình. Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt
|
1.0
|
-Ý 2 : Những
thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con
người
+ Cuộc
sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý
muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực
tế đó.
+ Ta
không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong
hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên.
|
1.0
|
-Ý
3: Nghị lực và sức sống của con người mang đến những điều kì diệu cho
cuộc sống
+
Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con
người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay
những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh
như những tấm gương sáng cho mọi người học tập.
(HS tự chọn lọc dẫn chứng để chứng minh cho phù hợp)
+ Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp
nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và vươn lên, thể hiện những
ước mơ cao đẹp.
|
2.0
|
c. Bình
luận:
- Câu
nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi
ra nhiều suy tưởng đẹp. Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của
con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt. Đây là một bài học quý
báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên.
- Phê
phán những kẻ sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, nhưng chỉ sống
ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời
gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân.
|
1.0
|
* Bài học nhận thức và hành động:
- Con
người thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ
bất hạnh hơn nếu như chúng ta thôi không cố gắng.
- Để
có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con
người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích
lệ, tình yêu và niềm tin của những người thân và cả cộng đồng.
|
1.0
|
3/ Kết
bài: Đánh giá
vấn đề, mở rộng, liên hệ, nêu cảm xúc bản thân
|
0.5
|
Câu 2 (12 điểm) :
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
I- Yêu cầu về hình
thức và kĩ năng:
Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ,
so sánh đối chiếu,... để làm rõ vẻ đẹp của tác phẩm ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu
chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và
cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
|
|
II. Yêu cầu về nội
dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về
lí luận văn học và những
kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề
theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau:
|
|
1/ Mở
bài: Giới
thiệu, dẫn dắt vấn đề
|
0.5
|
2/ Thân
bài:
|
|
a. Giải thích nhận
định :
- “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời”: Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ
những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá
nhân con người. Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không
phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống.
- “Thơ còn là thơ nữa”: Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn
thuần thì thơ không phải là thơ. Thơ phảỉ mang những đặc trưng riêng về
nội dung lẫn hình thức.
+ Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã
được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất
thơ của thơ…
+
Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt,
biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính…
=> Đây là nhận định đúng, có ý
nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm
thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc
sống nhưng đã được nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức.
|
3.0
|
b. Phân tích
bài thơ “Tự tình” (bài II) để làm sáng tỏ nhận định
-
Bài thơ “Tự tình” ra đời từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi
kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được
tự do quyết định hạnh phúc của chính mình.
Học sinh cần phân tích để thấy
được bi kịch cá nhân trong bài thơ được thể hiện một cách mãnh liệt và sâu
sắc. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng
đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong
bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã
hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp.
+
Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng
vẳng từ môt chòi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy
trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm.
+ Bài thơ thể hiện được cá tính riêng
của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận. Rêu yếu
ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh
mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây
để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu đảo ngược đưa tính từ lên
trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.
=>
Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt
bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì
ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình.
|
7.0
|
-
Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó
nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm,
có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được.
- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách
của tác giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa
nghĩa: Trơ; cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế, xuân…
+
Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ, điệp, đối, ẩn dụ…
+
Sử dụng động từ mạnh, cách ngắt nhịp mới mẻ, giọng điệu thơ đa dạng…
|
1.0
|
3/ Kết
bài :
-
Khẳng định ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc.
-
“Tự tình” (II) là một bài thơ hay, bộc lộ rõ tài năng và phong cách Hồ Xuân
Hương.
|
0.5
|
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến
thức để cho điểm.
|
-----Hết----
BÀI CŨ HƠN
-
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 10
31/10/2016, 22:32
-
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN THÁNG 7/2016
07/07/2016, 20:14
-
KHAI GIẢNG KHÓA HÈ 2016
08/06/2016, 19:19
-
CỰU HỌC SINH THPT PHÚ XUÂN, NỖ LỰC VÀ THÀNH CÔNG
10/05/2016, 17:47
-
BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH HS GIỎI CẤP TỈNH MÔN NGỮ VĂN
05/05/2016, 13:27
-
KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA: RUNG CHUÔNG VÀNG NGỮ VĂN 12
05/05/2016, 12:39
-
ĐỀ THI HK2 MÔN NGỮ VĂN 12 ( CÓ ĐÁP ÁN)
23/04/2016, 20:32
-
KẾ HOẠCH DẠY ÔN THI NGỮ VĂN 2016
15/04/2016, 22:01
-
DẠY HỌC NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
15/04/2016, 21:58
-
DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ NGỮ VĂN
15/04/2016, 21:11
|
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
|
|
LỊCH HỌC - LỊCH THI |
|
TIN HOẠT ĐỘNG |
|
TIN GIÁO DỤC |
|
|
|
|