NGỮ VĂN
DẠY HỌC NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ

TỔ NGỮ VĂN (Năm học 2015 – 2016)


Chuyên đề:  DẠY HỌC NGỮ VĂN 12 
BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

I. Mục đích, yêu cầu:

- Tìm những hình thức hoạt động nhằm thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh lớp 12 tích cực tập trung ôn luyện kiến thức môn Ngữ văn.
- Giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức, hiểu rõ, nắm vững và khắc sâu những kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa của môn văn, nâng cao chất lượng, hiệu quả ôn tập bộ môn, chuẩn bị tốt cho HS tham gia kì thi THPT Quốc gia. 
- Tăng cường hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các thành viên trong Tổ.

II. Nội dung và hình thức tổ chức:

1.     Dụng ý thực hiện chuyên đề dạy học bằng bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
- Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài
- BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.
- BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.

2.     Hình thức hoạt động: 
- Bước 1: Tổ chức vẽ sơ đồ tư duy ở từng HS, từng tổ, từng lớp
1). Dùng từ khóa và ý chính
2). Viết cụm từ, không viết thành câu 
3). Dùng các từ viết tắt. 
4).Có tiêu đề. 
5). Đánh số các ý; 
6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,..
7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 
8). Sử dụng màu sắc để ghi.

- Bước 2: Cho HS thuyết trình về sơ đồ tư duy ở từng bài học
III. Phân công thực hiện: 
  Giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 12 (Phạm Kim Thoa, Đồng Nguyễn Trâm Anh, Đinh Phương Linh, Đỗ Hồng Huyên, Nguyễn Thị Trang) chịu trách nhiệm biên soạn, lựa chọn, hoàn chỉnh hệ thống sơ đồ tư duy phù hợp nhất.
IV. Tính khả thi của chuyên đề:
BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,…
- Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực. Đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

 

                               Tổ trưởng chuyên môn

 

                                Phạm Kim Thoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI CŨ HƠN
Trường THPT Phú Xuân
Địa chỉ: 08 Nguyễn Hữu Thọ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại : 02623.954.077
Thiết kế bởi trung tâm Công nghệ và Dịch vụ nội dung - Viễn thông Đắk Lắk
Địa chỉ: 06 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột. Điện thoại : 05003845678