NGỮ VĂN
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN KỲ THI CHỌN HỌC
SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời
gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (8,0
điểm):
Suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm
của Éuripides: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân
để chống lại những tai ương của số phận”.
Câu 2 (12,0
điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ
tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng
khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là
thấy yêu, thấy thương...”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định
trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương
trình Ngữ Văn 10 – Ban cơ bản.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ
VĂN 10
A.
HƯỚNG DẪN
CHUNG
-
Cần nắm
bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài
làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh
hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn
đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm
xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.
B.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (8,0 điểm):
a. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư
tưởng đạo lý với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1/ Mở bài: Giới thiệu câu nói của
Éuripides về vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi con người trong
cuộc sống.
|
0.5
|
2/ Thân bài:
|
a.
Giải thích câu nói:
- "Gia đình": tổ ấm của mỗi
con người, nơi mỗi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên;
- "Chốn nương thân": nơi che
chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc.
- "Tai ương của số phận":
những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời;
- "Duy chỉ có ...mới... ":
nhấn mạnh tính duy nhất.
=>
Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ
dựa, điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên
đường đời.
|
2.0
|
b. Phân tích, chứng
minh:
- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời
nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn của gia đình đối với mỗi người.
Bởi vì:
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi
người. Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở che, bao bọc, được đón nhận tình yêu
thương thiêng liêng vô bờ bến của những người thân, những người ruột thịt.
+ Truyền thống, lối sống và sự giáo dục
của gia đình là môi trường hình thành nhân cách, phẩm chất cho mỗi con người
- những hành trang cần thiết khi đối mặt với thử thách trên đường đời; Gia
đình còn là nền tảng, là bệ phóng cho mỗi con người đến với những thành công
sau này (điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội... của gia đình).
+ Gia đình còn là hậu phương, là chỗ dựa
tinh thần vững chắc: nâng đỡ khi chúng ta vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi
chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ khi chúng ta đau buồn.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho các ý trên)
|
3.0
|
c. Bình luận:
- Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn
đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự
phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội).
- Phê phán những người không biết yêu
quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến
những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền thống của gia
đình...).
- Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa
vai trò của gia đình đối với mỗi người, song trong thực tế:
+ Ngoài gia đình, mỗi người còn có những
điểm tựa khác để vượt qua những khó khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí,
đồng đội, đồng nghiệp...
+ Những người không có được điểm tựa gia
đình vững chắc vẫn biết vươn lên, trưởng thành, trở thành người có ích.
|
1.0
|
*Bài
học nhận thức và hành động:
- Yêu quý, trân trọng gia đình, nhận
thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người và xã hội.
- Bằng những việc làm cụ thể góp phần
xây dựng gia đình của mình hạnh phúc, bền vững, giàu mạnh; vận động những
người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia đình vì một xã hội tốt đẹp.
|
1.0
|
3/ Kết bài: Đánh giá vấn đề, nêu
cảm nghĩ bản thân
|
0.5
|
Câu 2 (12,0 điểm):
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn
đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm
xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Yêu cầu cần đạt
|
Điểm
|
1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát
về ca dao và nêu được nhận định về nội dung của ca dao trữ tình.
|
0.5
|
2/ Thân bài:
|
a.
Giải thích nhận định:
- Chủ thể trữ tình (tác giả ca dao) là
người bình dân, nhân dân lao động, sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay
nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình... Và tác phẩm của
họ cũng được sinh ra từ cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời, tâm tình của người
bình dân.
- Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm
nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ. Họ cất lên những tiếng nói
than thở về những nỗi bất hạnh của mình: than về phận khó, về nỗi cơ cực, về
lỡ duyên, ...
- Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những
người thương mến về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy
thương... Họ cất lên câu hát yêu thương, tình nghĩa chứa chan tình yêu lứa
đôi, tình cảm gia đình, quê hương đất nước...
=>
Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi xót
xa, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của người
bình dân trong xã hội cũ.
|
3.0
|
b.
Phân tích, chứng minh nhận định:
*Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ
về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ (Những bài ca dao than
thân).
- Họ thường là những người phụ nữ sống
trong xã hội cũ:
+ Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của
mình ("tấm
lụa đào":
vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá..., "củ ấu gai" -
"ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen": vẻ đẹp phẩm
chất, tâm hồn).
+ Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay,
tội nghiệp (Thân em...) nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét
riêng ("tấm
lụa đào":
đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số
phận của mình; "củ ấu gai": có phẩm chất
tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái
bề ngoài xấu xí, đen đủi...)
- Họ có thể là những chàng trai, cô gái
lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời
trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua
xót lòng này khế ơi!...)
*Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương
mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương (Những bài ca dao yêu
thương, tình nghĩa)
- Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái
được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng
mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu,
phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...)
- Có khi, người con gái mượn chiếc cầu
dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình
kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...)
- Họ
mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn
của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt,
thủy chung. (Muối
ba năm muối đang còn mặn...)
|
6.0
|
c.
Đánh giá, mở rộng:
- Những câu hát than thân, yêu thương
tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong
cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm
tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc.
- Người bình dân đã lựa chọn những hình
thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song
thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu "Thân
em...", "Trèo lên..."; hình ảnh biểu tượng, cách
so sánh, ẩn dụ...
|
2.0
|
3/ Kết bài: Đánh giá, khái quát
vấn đề
|
0.5
|
* Lưu
ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức
để cho điểm.
|
---HẾT---
BÀI CŨ HƠN
-
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN THÁNG 7/2016
07/07/2016, 20:14
-
KHAI GIẢNG KHÓA HÈ 2016
08/06/2016, 19:19
-
CỰU HỌC SINH THPT PHÚ XUÂN, NỖ LỰC VÀ THÀNH CÔNG
10/05/2016, 17:47
-
BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH HS GIỎI CẤP TỈNH MÔN NGỮ VĂN
05/05/2016, 13:27
-
KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA: RUNG CHUÔNG VÀNG NGỮ VĂN 12
05/05/2016, 12:39
-
ĐỀ THI HK2 MÔN NGỮ VĂN 12 ( CÓ ĐÁP ÁN)
23/04/2016, 20:32
-
KẾ HOẠCH DẠY ÔN THI NGỮ VĂN 2016
15/04/2016, 22:01
-
DẠY HỌC NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
15/04/2016, 21:58
-
DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ NGỮ VĂN
15/04/2016, 21:11
-
GIỚI THIỆU VỀ TỔ NGỮ VĂN
15/04/2016, 21:09
|
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
|
|
LỊCH HỌC - LỊCH THI |
|
TIN HOẠT ĐỘNG |
|
TIN GIÁO DỤC |
|
|
|
|