ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2015 - 2016
VẬT LÍ 11
A. Lí thuyết:
CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
- Phát biểu và viết được biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
- Định nghĩa được thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.
B. Bài tập :
CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
DẠNG 1: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Yêu cầu: Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để tính góc khúc xạ, vẽ được đường đi của tia sáng khi có khúc xạ.
DẠNG 2: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Yêu cầu: Nắm được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần, giải quyết được các bài toán vẽ đường đi của tia sáng trong trường hợp có khúc xạ và phản xạ toàn phần.
CHƯƠNG 7: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
CHỦ ĐỀ 1: THẤU KÍNH
DẠNG 1. TOÁN VẼ ĐỐI VỚI THẤU KÍNH
Yêu cầu: Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính bằng cách dùng các tia sáng đặc biệt.
DẠNG 2 . XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT ẢNH - MỐI QUAN HỆ ẢNH VÀ VẬT
Yêu cầu: Giải quyết được các bài toán liên quan đến vị trí vật, ảnh, tính chất ảnh, tiêu cự, mối quan hệ ảnh và vật.
CHỦ ĐỀ 3: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH KHOẢNG NHÌN RÕ CỦA MẮT
Yêu cầu: Xác định được điểm cực cận, cực viễn từ đó suy ra khoảng nhìn rõ của mắt.
DẠNG 2: SỬA TẬT CHO MẮT
Yêu cầu: Giải quyết được các bài toán liên quan đến các tật của mắt và cách khắc phục.
CHỦ ĐỀ 4:CÁC LOẠI KÍNH
DẠNG 1: KÍNH LÚP
Yêu cầu: Xác định được phạm vi đặt vật trước kính, tính được độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK ÔN TẬP KIỂM TRA HK II
(NH 2015 – 2016)
TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11 (Ban Cơ bản)
TỔ VẬT LÍ --------------------o0o-------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 11
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Định luật khúc xạ
ánh sáng.
-
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng
tới (tạo tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
-
Với hai môi trường trong suốt
nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không
đổi:
Biểu thức:
= hằng số (Hay
)
Câu 2: Điều kiện để có
phản xạ toàn phần.
-
Ánh sáng truyền từ môi trường
chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém : n2 < n1.
-
Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc
giới hạn :
. Với sinigh =
II. BÀI TẬP
PHẦN I: THẤU KÍNH MỎNG
Bài 1: Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của
thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật đặt cách thấu kính một khoảng 15 cm. Hãy
vẽ ảnh của vật qua thấu kính đúng tỉ lệ. Dựa trên hình vẽ cho biết tính chất
ảnh; độ phóng đại và vị trí của ảnh. (lưu
ý: không sử dụng công thức).
Bài 2: Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của
thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm. Vật đặt cách thấu kính một khoảng 20 cm.
Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính đúng tỉ lệ. Dựa trên hình vẽ cho biết tính
chất ảnh; độ phóng đại và vị trí của ảnh. (lưu
ý: không sử dụng công thức).
Bài 3: Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của
thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật đặt cách thấu kính một khoảng 30 cm. Hãy
vẽ ảnh của vật qua thấu kính đúng tỉ lệ. Dựa trên hình vẽ cho biết tính chất
ảnh, độ phóng đại và vị trí của ảnh. (lưu
ý: không sử dụng công thức).
Bài 4: Cho thấu kính hội
tụ có tiêu cự 10 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt trên trục chính và vuông
góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30 cm. Hãy xác định vị trí ảnh,
tính chất ảnh và độ phóng đại ảnh. Vẽ ảnh đúng tỷ lệ.
Bài 5: Cho thấu kính phân
kì có tiêu cự 10 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt trên trục chính và vuông
góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20 cm. Hãy xác định vị trí ảnh,
tính chất ảnh và độ phóng đại ảnh. Vẽ ảnh đúng tỷ lệ.
Bài 6: Cho thấu kính
hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt trên trục chính và
vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 10 cm. Hãy xác định vị trí
ảnh, tính chất ảnh và độ phóng đại ảnh. Vẽ ảnh đúng tỷ lệ.
Bài 7: Cho thấu kính phân
kì có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt trên trục chính và vuông
góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20 cm. Hãy xác định vị trí ảnh, tính
chất ảnh và độ phóng đại ảnh. Vẽ ảnh đúng tỷ lệ.
Bài 8: Vật sáng AB =
3 cm được đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của thấu kính có tiêu
cự 20 cm, ảnh A’B’ thu được ở trên màn,
cao gấp 2 lần vật.
- Xác định loại thấu kính, độ tụ
thấu kính.
- Xác định độ cao (chiều cao) của
ảnh, vị trí của vật và ảnh. (vẽ ảnh)
Bài 9: Vật sáng AB = 2 cm được đặt trên trục chính, vuông góc với trục
chính của thấu kính có tiêu cự 20 cm. Ảnh A’B’ cùng chiều và cao bằng nửa
vật.
- Xác định loại thấu kính, độ tụ
thấu kính.
- Xác định độ cao (chiều cao) của
ảnh, vị trí của vật và ảnh.(vẽ ảnh)
Bài 10: Vật sáng AB = 1 cm được đặt trên trục chính, vuông góc với trục
chính của thấu kính có tiêu cự
10 cm, ảnh A’B’ cùng chiều và cao gấp 3 vật.
a. Xác định loại
thấu kính, độ tụ thấu kính.
b. Xác định độ
cao của ảnh, vị trí của vật và ảnh.(vẽ ảnh)
Bài 11: Vật sáng AB = 6 cm được đặt trên trục chính, vuông góc với trục
chính của thấu kính có tiêu cự
30 cm, ảnh A’B’ cùng chiều và cao bằng 1/3 vật.
a. Xác định loại
thấu kính, độ tụ thấu kính.
b. Xác định độ
cao (chiều cao) của ảnh, vị trí của vật và ảnh.(vẽ ảnh)
PHẦN II. MẮT – CÁC TẬT CỦA MẮT
Câu 1: Mắt một người
có điểm cực viễn cách mắt 60 cm.
- Người
này bị tật gì? Vì sao?
- Người này phải đeo kính có độ tụ
bao nhiêu để sửa tật này? (Nhìn vô
cực mà không điều tiết)
Câu 2: Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 50 cm.
- Người này bị tật gì? Vì sao?
- Người này phải đeo kính có độ tụ
bao nhiêu để nhìn rõ vật gần nhất
cách mắt 25 cm như mắt thường?
Câu 3: Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 1 m.
- Người này bị tật gì? Vì sao?
- Người này phải đeo kính có độ tụ
bao nhiêu để sửa tật này? (Nhìn vô
cực mà không điều tiết)
Câu 4: Mắt một người
cận thị về già có khoảng nhìn rõ từ 40 cm đến 1 m. Người này đeo kính có độ tụ
D = 1,5 điốp. Kính đeo sát mắt.
- Xác định tiêu cự và loại kính đang
đeo.
- Xác định khoảng nhìn rõ của mắt
khi đeo kính.
Câu 5: Một người cận thị phải đeo một kính có độ tụ D = - 2 điốp mới nhìn
rõ được các vật đặt cách mắt từ
20 cm đến vô cực. Kính đeo sát mắt
- Xác định tiêu cự và loại kính đang
đeo.
- Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.
Câu 6: Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Người
này đeo kính có độ tụ
D = - 1 điốp. Kính đeo sát mắt.
a. Xác định tiêu cự và loại kính đang đeo.
b. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi đeo kính.
Câu 7: Một người cận thị về già phải đeo một kính có độ tụ D = - 2,5 điốp
mới nhìn rõ được các vật đặt cách mắt từ
cm đến vô cực. Kính đeo sát mắt.
- Xác định tiêu cự và loại kính đang
đeo.
- Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.
PHẦN III: KÍNH LÚP
Câu 1: Trên một kính lúp có ghi f = 50 mm.
- Cho biết ý nghĩa chữ ghi và tính
độ tụ kính lúp.
- Một người mắt không có tật (OCc
= 25 cm) dùng kính này để quan sát vật nhỏ. Tính độ bội giác của kính khi
người này ngắm chừng ở vô cực.
Câu 2: Trên một kính lúp có ghi D = 1 điốp.
- Cho biết ý nghĩa chữ ghi và tính
tiêu cự kính lúp.
- Một người mắt không có tật (OCc
= 25 cm) dùng kính này để quan sát vật nhỏ. Tính độ bội giác của kính khi
người này ngắm chừng ở vô cực.
Câu 3: Một kính lúp có tiêu cự 4 cm. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ
11 cm đến 65 cm dùng kính để quan sát vật nhỏ. Kính cách mắt 5 cm.
- Tính độ tụ của kính.
- Xác định khoảng đặt vật trước kính.
Câu 4: Kính lúp có độ tụ D = 10 điốp. Một người cận thị có điểm cực cận và
điểm cực viễn cách mắt lần lượt là 10 cm và 50 cm dùng kính để quan sát vật
nhỏ. Mắt đặt sát kính.
- Tính tiêu cự của kính.
- Xác định khoảng đặt vật trước kính.
Tp. BMT, ngày 24 tháng 4 năm 2016
Tổ trưởng
Trần
Duy Thành